Có gì mới
You are here: Home » Dịch vụ xin visa » Visa Châu Á » Visa Hồng Kông » Vài điều lưu ý khi nhập cảnh Hồng Kong

Vài điều lưu ý khi nhập cảnh Hồng Kong

Được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng, với những khu mua sắm, vui chơi giải trí hiện đại bậc nhất Châu Á không kém gì Las Vegas (Mỹ), Hồng Hông và Ma Cau là nơi hòa quyện giữa hai nền văn hóa Đông – Tây sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời.

1. Quy định của hải quan Việt Nam

+ Du khách không được mang quá 7.000 USD, nếu mang trên 7.000USD phải khai báo và phải có giấy phép mang theo ngoại tệ. Hột xoàn trên 3 ly, vàng trên 300gram (khoảng 8 lượng) phải khai báo. Hàng hóa mua về phải do hải quan Việt Nam định giá chứ không phụ thuộc vào hóa đơn mua hàng. Nếu hải quan định giá trên 300USD thì phải khai báo và đóng thuế.

+ du khách không đươc mang theo các dụng cụ bén nhọn (dao,kéo…), chất lỏng trong hành lý xách tay.

+ Du khách không nên để những vật dụng có giá trị trong hành lý ký gửi như tiền, nữ trang, máy tình xách tay, máy chụp hình, máy quay phim và các mặt hàng có giá trị khác.

2. Quy định của hải quan Hồng Kong – Macau

+ Khi nhập cảnh, hải quan Hồng Kong, Ma Cau cấm du khách đem vào các mặt hàng sau: các loại vũ khí, chất nổ, tiền tệ hay chứng khoán giả; các sản phẩm in ấn, phim ảnh đồi trụy; các loại chất độc hại; thuốc phiện, moc phin, heroin, bồ đà, các loại thuốc gay nghiện…

+ Hạn chế một số mặt hàng sau: thuốc lá và các loại nước có chứa cồn, các loại trái cây, các thiết bị tiếp sóng radio và các thiết bị truyền thông khác.

+ khi rời khỏi Hồng Kông du khách có mang theo các mặt hàng sau phải khai báo với hải quan như: máy chụp hình, máy quay phim chuyên dụng, máy thu-radio xách tay, các loại máy quay phim, chụp hình khác, máy tính xử lý văn bản xách tay, đồ cổ…

3. Tiền tệ

+ Du khách không nên mang theo tiền Việt vì không sử dụng được ở Hồng Kông và Ma Cau. Có thể mang theo USD để đổi sang tiền của Hồng Kông và Ma Cau.

+ Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là Dollar Hồng Kông ($ HK).

+ Đơn vị tiền tệ của Ma Cau là đồng Pastaca ($MC).

+ Các quay đổi tiền thường có tại sân bay, ngân hàng, khách sạn. Tuy nhiên không nên đổi tiền tại khách sạn vì tỉ giá thấp. Một số cửa hàng miễn thuế (DFS) có thể trà bằng USD, nhưng tỷ giá rất thấp.

+ Khi về nước, nếu còn dư tiền không sử dụng heat có thể đổi đo tại các quay đổi tiền ở sân bay

4. Mua sắm

+ Tại Hồng Kông, du khách có thể mua sắm ở các siêu thị lớn với chất lượng đảm bảo, giá được bán theo niêm yết không phải trả giá.

+ Quần áo, các loại đồ da và hàng hiệu nước ngoài: tòa nhà Prince, Chatter house, The Landmark và khu mua sắm IFC; Pacific Place (admiralty MTR Exit F); Time Sqare, Lee Gardens Two và trung tâm Hang Lung (Causeway Bay MTR Exits A, F, E); Canton Road, Harbour City và One Pekinh (TSim Sha Tsui MTR Exit E)

+ Trang sức và đồng hồ: đường Yee Wo, đường Hennessy, đường Nathan…

+Mỹ phầm: đường Lockart, đường Kai Chiu, đường Granville, Sai Yeung choi,….

+Điện-điện từ: phớ Wanchai Computer, trung tâm Mong ko, Windsor House Computer Plaza, đường Sai Yeung Choi, Time quare…

+ Tại MA Cau có khu liên hợp The Venetian 5* với nhiều cửa hiệu shopping và ẩm thực rộng 3000m vuông. Ngoài ra, name ngoài khu Casino còn có nhiều khu bán đồ phải trả giá. Trong đó, quảng trường Senado là nơi nổi tiếng bán các mặt hàng lưu niệm, quần áo lout, áo len, đồ phụ tùng, giày, đồ gia dụng và thực phẩm…

+ Hãy so sánh giá trước khi mua: Giá cả phải được ghi rõ ràng tại các cửa hàng và chuỗi cửa hàng. Tuy nhiên, một vài cửa hàng nhỏ và chợ đường phố không ghi giá và ở đây có thể mặc cả.

+ Đề phòng lừa gạt: Hãy đề phòng những trò lừa gạt của người bán hàng. Họ thường bán sản phẩm với mức giá khá hời, sau khi nhận tiền đặt cọc xong thì khách hàng sẽ nhận được thông báo là món hàng đó đã hết. Sau đó họ có gắng bán đồ tệ hơn với mức giá cao. Du khách phải luôn xem mức giá niêm yết, tìm hiểu những cửa hàng xung quanh trước khi mua và hiểu rõ sản phẩm mình muốn mua, kiểm tra các phụ kiện đi kèm và chỉ mua tại những cửa hàng có ký hiệu QTS (Quality Tourism Service).

+ Thận trọng với những người bán hàng rong: Du khách không nên mua hàng từ những người bán hàng rong trên đường hoặc nghe theo lời họ đến nhà kho hoặc phòng trưng bày.

+ Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra sản phẩm trước khi mua để đảm bảo du khách có đầy đủ phụ kiện kèm theo.

+ Kiểm tra hóa đơn: Kiểm tra hóa đơn và đảm bảo tất cả các chi tiết và thỏa thuận đều được liệt kê đầy đủ.

+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng: Hầu hết các cửa hàng ở Hồng Kông đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Kiểm tra thông tin trên hóa đơn trước khi ký tên và nhớ lấy lại thẻ.

+ Hoàn trả hàng hóa (Cửa hàng đã đăng ký): Du khách đi theo nhóm được quyền trả lại hàng hóa mà họ đã mua tại những cửa hàng đã đăng ý với Hiệp hội Du lịch (Travel Industry Council) nếu du khách không hài lòng. Hàng hóa trả lại phải còn nguyên và chưa qua sử dụng. Để trả lại hàng hóa, du khách liên hệ với người tổ chức tour. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập: www.tichk.org hoặc liên hệ theo số + 85226070707

5. Điện thoại

– Từ Việt Nam gọi đi Hồng Kông, Ma Cau:

Gọi điện thoại cố định Hồng Kông

00 + 852 + số điện thoại

Gọi điện thoại cố định Ma Cau:

00 + 853 + số điện thoại

– Từ Hồng Kông gọi về Việt Nam: 001 + 84 + mã tỉnh + số điện thoại

– Nếu du khách muốn dùng điện thoại di động để gọi về Việt Nam có thể dùng một trong hai cách:

Đăng ký dịch vụ chuyển vùng tại Việt Nam.
Mua một bộ simcard và thẻ nạp tiền để sử dụng. Giá 01 bộ simcard như sau: tại Hồng Kông là 200 HKD thẻ nạp có mệnh gia100 HKD; tại Ma Cau là 200 $MC, thẻ nạp có mệnh giá 100$MC.
6. ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI HỒNG KÔNG

Tầng 15, Great Smart Tower, 230 đường Wanchai, Hồng Kông

Tel: +852 2591 4510

Fax: +852 2591 4514

Email: tlsqhk@mofa.gov.vn

Comments are closed.

Bình luận

Scroll To Top